-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Khởi đầu
Không phải là trùng hợp khi nhà máy bia St. Bernardus của Watou được thành lập trên đường ‘Trappistenweg’. Tên của nhà máy cũng như đặc tính của bia đều mang đậm truyền thống Trappist.
Cách đó gần 10 cây số, ngay qua biên giới với Pháp, bạn sẽ tìm thấy nguyên nhân của sự liên kết đó ở tu viện Trappist – Mont des Cats (Katsberg).
Chuyện là, nhà máy St. Bernardus được thành lập vào năm 1904 như là một trại tị nạn cho các tu sĩ đến từ tu viện trên đỉnh đồi. Cái tên của nhà máy thực ra ám chỉ nhà thờ Mont des Cats, St. Bernardus nằm ngay trên đỉnh đồi Pháp Flanders.
Các tu sĩ đến từ tu viện Mont des Cats thậm chí tìm nơi ẩn náu ở trang trại tị nạn của Bỉ trong suốt Thế chiến thứ nhất. Nhưng vào năm 1934, khi tu viện Mont des Cats được xây dựng lại sau chiến tranh, trại tị nạn Watou của St. Bernardus đã đóng cửa. Thay vào đó, nơi này trở thành quê hương của một nhà sản xuất phô mai nổi tiếng, Evarist Deconinck.
Đáng lẽ là câu chuyện sẽ dừng lại ở đó, nhưng Evarist lại là người bạn tốt đối với tu viện trưởng của tu viện Sint-Sixus ở Westvleteren. Sau Thế chiến thứ hai, tu viện trưởng đề nghị liệu Evarist có muốn sản xuất và kinh doanh dòng bia Trappist của các thầy tu không.
Trong khi các thầy tu bán các loại bia của mình khắp vùng, họ cảm thấy rằng những nỗ lực kinh doanh ấy đã đi quá xa so với những hoạt động tôn giáo. Evarist khá thích thú với lời đề nghị của tu viện trưởng, anh thương lượng giấy phép hoạt động 30 năm với tu viện Trappist. Các tu sĩ sẽ sử dụng thu nhập từ việc bán bia để tu sửa lại tu viện. Và đó chính là cách St. Bernardus bắt đầu sản xuất và quảng bá dòng bia Westvleteren Trappist dựa trên công thức gia truyền và sử dụng chủng nấm men của chính Westvleteren.
Khi đó, các tu sĩ của Westvleteren vẫn tiếp tục sản xuất bia do nhu cầu riêng của họ và cung cấp cho quán café In De Vrede và các quán café khác trong làng.
St. Bernardus ban đầu sản xuất 4 loại bia Trappist: Sint-Sixtus 4, 6, 8 và bia Abt 12.
Chẳng bao lâu, hình ảnh logo quen thuộc được nhiều người biết đến, đó là hình ảnh một vị tu sĩ đang nâng một chiếc ly bia và mỗi dòng bia lại có một màu nền khác nhau.
Qua nhiều năm liền, nhãn hiệu của bia đã được thay đổi nhiều lần, ban đầu là ‘Trappist Westvleteren’, tiếp đó ‘Sint-Sixtus’, sau là ‘Sint-Sixtus & St. Bernardus’, và kể từ năm 1992 nhãn hiệu được rút ngắn lại chỉ còn ‘St. Bernardus‘. Cho đến năm 1959, buổi sáng dành cho việc sản xuất bia và buổi chiều dành cho việc sản xuất phô mai. Sự kết hợp cuối cùng giữa làm bia và làm phô mai dừng lại khi Belgomilk mua lại bơ sữa. Tòa nhà từng được sử dụng để làm nhà kho giờ chuyển thành nhà nghỉ B&B, một nơi ẩn náu lí tưởng đối với những người yêu bia, ngay cạnh nhà máy bia. Sau này, vào năm 1962, Bernadette Deconinck – con gái của Evarist – kết hôn với kỹ sư Guy Claes.
Lúc đó, thỏa thuận cấp phép hoạt động với Westvleteren được gia hạn thêm 30 năm nữa, và do vậy, các dòng bia Trappist tiếp tục do St. Bernardus sản xuất cho đến năm 1992. Nhưng có một sự thay đổi xảy ra trước thời điểm đó. Vào năm 1985, tu viện Sint-Sixtus của Westvleteren đã khánh thành một khu sản xuất bia mới. Bảy năm trôi qua và các thầy tu lại một lần nữa sản xuất dòng bia Trappist của họ bên trong tu viện.
Tuy nhiên, sự thay đổi này đã đe dọa tương lai của nhà máy bia St. Bernardus. Cần có một cuộc cải cách mới. Khi thỏa thuận cấp phép hoạt động với Westvleteren hết hiệu lực, dòng bia St. Bernardus tripel được ra mắt thành công. Giờ đây, St. Bernardus cung cấp các dòng bia tu viện của chính nhà máy, những dòng bia được xem là thừa kế từ các dòng bia Trappist của Westvleteren. Thêm vào những loại bia tu viện này, có St. Bernardus Wit, St. Bernardus Christmas Ale, Grottenbier and Watou Tripel, tất cả những dòng này đều được sản xuất ngay tại đây.
Những dòng bia này rất phổ biến ở bên ngoài phạm vi nước Bỉ. Khoảng một nửa sản lượng (33,000 hl) được xuất khẩu ngày nay. Sự thay đổi vẫn tồn tại ở St. Bernardus ít nhất khoảng 2 thập kỷ. Nhà máy được một nhà đầu tư ở Tây Flanders – Hans Depypere – mua lại vào năm 1998. Và trong khi Guy Claus tiếp tục đóng một vai trò chủ động trong nhà máy, anh đã rời đi vào năm 2007.
Tháng 9 năm 2014, sản lượng tăng lên 80.000 hl khi khu sản xuất bia mới được đi vào hoạt động.
Giới thiệu bia St. Bernardus Abt 12
Bia St. Bernardus Abt 12 là dòng bia chủ lực trong tất cả các dòng bia tu viện của nhà máy. Dòng bia này là một thành công lớn, chiếm đến hơn một nửa tổng sản lượng.
Không phải tình cờ mà bia Abt 12 lại thường được so sánh với bia Westvleteren 12 đến từ tu viện Trappist Sixtus. Tại sao vậy? Cho đến năm 1992, việc sản xuất các dòng bia Sint-Sixtus Trappist là do nhà máy St. Bernardus cấp phép. Và cho đến ngày nay, các dòng bia tu viện Bernardus sử dụng chủng nấm men của tu viện Sint-Sixtus.
Tuy nhiên, các dòng bia St. Bernardus vẫn rất khác biệt. Các nhà sản xuất bia tận dụng nguồn nước mặn nhưng mềm từ giếng nước ở địa phương.
Trái lại, nhà máy bia của Westvleteren chỉ sử dụng nguồn nước do thị trấn sở tại cung cấp.
Bia Abt 12 là dòng bia quadrupel đen cổ điển của Bỉ, với nồng độ cồn hơn 10%. Bia được sản xuất kể từ năm 1946, dựa trên công thức nấu bia gia truyền do các tu sĩ Westvleteren tổng hợp lại.
Và câu chuyện đằng sau cái tên của bia là gì?
Abt là viết tắt của Abbot, nghĩa là tu sĩ có chức vụ cao nhất ở tu viện – tu viện trưởng; vậy nên chẳng có gì bất ngờ khi Abt 12 là dòng bia cao cấp nhất trong số các dòng bia tu viện.
Điều ít được biết đến đó là hình ảnh vị tu sĩ đang cười trên nhãn chai bia nháy mắt. Nhưng khi nào bạn có thể thấy được hình ảnh đó? Chỉ ở những chai bia thứ 1000 trên dây chuyền sản xuất trong nhà máy đóng chai mới có hình ảnh này.
Các đặc tính của bia
Nồng độ cồn
10% ABV
Lên men
Đây là dòng bia lên men mặt trên, thực hiện quá trình lên men lại trong chai. Chủng nấm men gốc độc quyền từ tu viện Sint-Sixtus ở Westvleteren được sử dụng trong lần lên men chính. Giai đoạn lên men lại sử dụng một chủng nấm men khác.
Nguyên liệu
Bia St. Bernardus Abt 12 được nấu với nguồn nước từ giếng nước địa phương, mạch nha lúa mạch, hoa bia tạo hương Kent Golding, hoa bia đắng Hallertau Magnum, kẹo đường và men bia.
Màu sắc và độ tinh khiết
Bia có nâu vàng sâu với lớp bọt bia dày màu cà phê.
Bảo quản và dự trữ
Bia có thể được dự trữ khoảng 60 tháng đối với bia chai. Còn đối với bia thùng vòi, chỉ nên dự trữ tối đa 12 tháng. Một số người yêu bia thích dự trữ bia lâu, nhưng thường thì làm như vậy sẽ không tốt cho loại bia yêu thích của bạn.
Hương vị
Bia St. Bernardus Abt 12 có một hương thơm rất đặc biệt của mật ong và hoa đại. Mạch nha rang làm cho hương thơm của caramen và sô cô la nổi bật hơn. Đây là một dòng bia hài hòa, nước bia đậm đà, hương vị của hoa bia khá nổi bật nhưng không thái quá. Bia cũng hơi có vị mặn mà do sử dụng nước giếng trong nấu bia.
Cách thưởng thức bia
Nhiệt độ lí tưởng
8°C – 14°C / 46°F – 57°F
Cốc uống bia
Bia được dùng trong chiếc ly chân cao truyền thống của St. Bernardus được thiết kế giành riêng cho các dòng bia tu viện.